1. Mục tiêu thương hiệu – Tại sao (Why)
Mục tiêu là lý do cơ bản để một tổ chức tồn tại. Tại sao công ty được thành lập? Công ty muốn cung cấp thứ gì và tại sao?
Mọi thương hiệu thành công đều được thúc đẩy bởi một mục tiêu cao hơn lợi nhuận – đó là nâng cao trải nghiệm sống của chính con người. Bằng cách khai thác các động cơ duy tâm, mục tiêu phải phản ánh tầm quan trọng của tổ chức và nhân viên với những lý do sâu sắc hơn là lợi nhuận
Ngắn gọn thì, mục tiêu là một tuyên bố dứt khoát về sự khác biệt mà thương hiệu muốn tạo ra trên thế giới này.
Một vài ví dụ về mục tiêu để tham khảo có thể kể đến như
- Disney: Sử dụng trí tưởng tượng để mang đến hạnh phúc
- Walmart: Giúp mọi người tiết kiệm tiền để sống tốt hơn
- The Hilton: Luôn luôn hiếu khách
2. Công việc của thương hiệu – Cái gì (What)
Thách thức ở đây là không chỉ nghĩ về một câu trả lời hiển nhiên như “Chúng tôi xây công trình..” mà là tìm kiếm một câu trả lời có ý nghĩa và cảm xúc. Hãy thử mô tả công việc của thương hiệu trước cả khi có những công trình. Vượt ra khuôn khổ của những điều rõ ràng và xem xét giá trị cảm xúc mà thương hiệu muốn đem tới.
Đây sẽ là phần khó, nhưng cũng xứng đáng, vì các thương hiệu đáng nhớ luôn biết trả lời câu hỏi này một cách… đáng nhớ. Việc xây dựng một thương hiệu thành công đòi hỏi một tầm nhìn hấp dẫn để truyền cảm hứng và nâng tầm các chức năng cụ thể của công ty.
Đối với chữ Cái gì (What), hãy mô tả càng kỹ càng càng tốt để làm quy trình của công ty trở nên rõ ràng.
3. Sự khác biệt của thương hiệu – Cách làm (How)
Điều khiến thương hiệu thực sự hấp dẫn đó là cách làm việc khác biệt so với các công ty khác. Theo thời gian, điều này sẽ góp phần tạo nên vị trí cho công ty trên thị trường.
Cách tiếp cận độc đáo với cách làm việc là phụ thuộc vào mỗi công ty, nhưng nó thương thể hiện ở các nội bộ và các tình huống ngoại vi. Việc xác định được chữ How của thương hiệu còn giúp thu hút các nhân sự tiềm năng vì họ thấy được sự khác biệt.
Xây dựng thương hiệu bất động sản không chỉ tập trung vào việc thuyết phục người mua nhà, mà còn giúp xây dựng và nâng cao giá trị của công ty.
Phân tích đối thủ
Để xác định sự khác biệt, điều tốt nhất bạn có thể làm là phân tích thương hiệu đối thủ. Bạn có thể nhập vai vào khách hàng đối thủ và đánh giá trải nghiệm mua hàng. Hãy xem mỗi công ty đối thủ cung cấp gì cho người mua qua từng điểm chạm một.
Các kênh có thể tự đánh giá bao gồm:
- Website: Hãy xem thiết kế, cách dẫn dắt tạo lead, hoặc traffic hàng tháng. Hãy gọi tư vấn thử để xem chiến lược bán hàng và marketing của họ.
- Sales center: Hãy xem cách họ thiết kế địa điểm bán hàng, chỉ dẫn, các tài liệu cần thiết.
- Thương hiệu: Điểm chung của các thương hiệu, logo hay có màu gì, copywriting có giọng chung không, điểm mạnh điểm yếu, câu chuyện, sứ mệnh, USP (unique selling points)
Khi phân tích đủ sâu, bạn sẽ thấy khoảng trống mà thương hiệu của bạn có thể nhảy vào và cung cấp điều còn thiếu trên thị trường. Bạn có thể chủ động định vị thương hiệu để khác biệt trong tâm trí khách hàng.
4. Tầm nhìn (Brand Vision) – Sứ mệnh (Brand Mission)
“Tầm nhìn của bạn sẽ trở nên rõ ràng chỉ khi bạn nhìn vào trái tim mình.” – Carl jung
Một tầm nhìn sẽ mô tả tổ chức khi đạt được thành công trong tương lai. Khi phát triển một tuyên bố về tầm nhìn, hãy cố gắng trả lời câu hỏi: Nếu đạt được tất cả mục tiêu, thương hiệu sẽ nhìn thế nào trong 10 năm tới?
Một tuyên bố về tầm nhìn hiệu quả sẽ truyền cảm hứng và khát vọng để hướng tới tương lai. Đủ ngắn gọn và súc tích, và hình ảnh về tương lai đầy tham vọng của tổ chức sẽ hiện ra một cách thuyết phục. Tuy nhiên, hãy cẩn thận đừng đặt ra một tầm nhìn không thể đạt được.
Bên cạnh đó, tầm nhìn dài hạn còn được bổ trợ bởi sứ mệnh để giải thích về lí do mà công ty tồn tại, vượt qua cả những mục tiêu cốt lõi ban đầu. Sứ mệnh có thể giúp thể hiện định hướng của thương hiệu với khách hàng, nhân viên, và các bên liên quan khác.
Ví dụ:
Vingroup
- Tầm nhìn: Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn công nghệ – công nghiệp – thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực.
- Sứ mệnh: Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
5. Giá trị thương hiệu (Brand value)
Giá trị mô tả những gì thương hiệu tin tưởng, và không phải công ty nào cũng có khả năng duy trì các giá trị này. Khi một công ty tập trung vào tạo ra giá trị sẽ dẫn đến tạo ra một la bàn đạo đức cho thương hiệu và nhân viên. Điều này đến các quyết định với tiêu chuẩn rõ ràng hơn.
Khi xác định giá trị thương hiệu, hãy tìm đến những niềm tin và nguyên tắc hoạt động trong văn hoá công ty. Những giá trị cốt lõi này sẽ đại diện cho một khuôn khổ nội bộ để mọi người trong tổ chức cùng chia sẻ và hành động.
Mọi người cảm thấy kết nối hơn với một thương hiệu khi giá trị của nó tương đồng với giá trị của bản thân họ. Do đó, hãy đảm bảo là giá trị thương hiệu luôn được củng cố và chia sẻ rộng rãi.
6. Tính cách thương hiệu (Brand personality)
Nếu coi thương hiệu là một con người, những từ nào có thể mô tả tính cách thương hiệu (brand personality)?
Cao hơn chỉ là một doanh nghiệp, thương hiệu nên là một thực thể có thể kết nối, truyền cảm hứng, và thu hút đối tượng mục tiêu. Cách để định hình tính cách thương hiệu là viết ra những bản chất hữu hình và tìm cách diễn đạt chúng thành lời.
Dù bạn mới chỉ đang định hình thương hiệu của mình, tính cách thương hiệu vẫn có thể định hình – dù đó là kế thừa từ founder, chiến lược, hay văn hoá. Hãy làm việc với một agency bất động sản nếu bạn muốn tìm cách xác định tính cách thương hiệu chính xác nhất.
7. Khách hàng (Customers)
Một thương hiệu tồn tại là vì khách hàng. Đến bước này, khi đã có hiểu biết về đặc điểm nhận dạng thương hiệu, công ty bạn có thể bắt đầu gây được tiếng vang với các đối tượng khách hàng.
Để bắt đầu, hãy chia các đối tượng khách hàng mục tiêu vào các nhóm khác nhau dựa trên các yếu tố sau:
- Dòng sản phẩm: Sản phẩm bất động sản có thể có một khoảng giá rộng và sẽ phù hợp với các đối tượng khách hàng nhất định theo từng mức giá.
- Như cầu / Phong cách sống: Đây là nhóm khách hàng mua một dòng sản phẩm nhất định ở một mức giá nhất định dành cho nhu cầu về lối sống.
- Trạng thái mua: Hành trình mua của khách hàng rất đa dạng, tạo nên người mua lần đầu, lần hai, hay mua đầu tư, mua cho con cái, etc.
Để làm tốt việc xác định khách hàng, hãy tạo ra các persona khách hàng – bao gồm nhân khẩu học (tuổi, giới tính, thu nhập, địa điểm) và tâm lý học (suy nghĩ, cảm xúc, hành động). Từ đó, bạn sẽ biết bạn đang đưa sản phẩm của mình đến ai và cần giải quyết vấn đề gì cho họ.
8. Lợi ích cốt lõi của thương hiệu (Brand core emotional benefit)
Đằng sau mỗi vấn đề là một lợi ích về mặt cảm xúc mà người mua nhận được. Như đã nói, họ không mua vì đó là một ngôi nhà rộng 500m2, mà vì họ thấy đó là diện tích đủ để quây quần với con cái. Dàn âm thanh cao cấp nghe không gợi cảm lắm, nhưng để tổ chức tiệc với bạn bè thì tuyệt vời.
Vậy là, những người mua nhà là để trở thành một bậc cha mẹ tuyệt vời hoặc một cá nhân có phong cách sống độc đáo – điều mà họ có thể dễ hình dung qua sản phẩm bất động sản của các thương hiệu mạnh.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.